Họ nội Gia đình của Lưu Diệc Phi

Ông nội

Ông nội Lưu Diệc Phi sinh tháng 09/1923 tại thôn Cảnh Thượng Khẩu, huyện Nhiêu Dương, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, trong một gia đình nông dân trung lưu giàu có.[29] Tên khai sinh của ông là Tống Bảo Trạm (宋保站). Sau này, trong quá trình tham gia Cách mạng, vì để tưởng nhớ sự hy sinh của một người chiến hữu họ Khổng, đồng thời cũng là để bày tỏ quyết tâm kháng chiến cứu quốc, người trước hy sinh thì người sau tiếp bước, ông Tống đã đổi tên thành Khổng Quân (孔钧).[30]

Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được nghiêm túc dạy bảo. Gia đình ông luôn tâm niệm: “Sống thiện lành thì gia tộc gặp nhiều phước lành từ đời này sang đời khác, còn học hành sẽ giúp chấn hưng thanh thế của gia môn” (绵世泽莫如为善,振家声还是读书). Ông nội của Lưu Diệc Phi được cha mình dạy đọc viết từ lúc mới 4,5 tuổi, nhờ vậy mà ông đã sớm hiểu biết và học thuộc nhiều tác phẩm kinh điển của Trung Quốc như 'Tam Tự Kinh', 'Bách Gia Tính', 'Đệ Tử Quy', 'Thiên Tự Văn',...[31]

Ông Tống bắt đầu học tiểu học khi 8 tuổi. Vì trình độ học vấn cao hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa nên nhà trường đã đặc cách để ông lên học lớp 4. Sau khi tốt nghiệp tiểu học sơ cấp (tương đương với Cấp 1 bây giờ), ông tiếp tục theo học tại trường tiểu học cao cấp (tương đương với Cấp 2 bây giờ) ở huyện lỵ. Lúc đó, ông mới 10 tuổi và là học sinh nhỏ tuổi nhất trong lớp của mình. Bên cạnh các môn văn hóa đại cương, thì tại đây ông còn được tiếp nhận tư tưởng chính trị từ sớm thông qua những môn học về Chính nghĩa của Đảng Trung Quốc hay Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn.[32]

Sau khi tốt nghiệp tiểu học cao cấp, ông được nhận vào Trường Trung học Cơ sở Số 10 tỉnh Hà Bắc (tương đương Cấp 3 bây giờ) vào Năm 1935. Đó cũng là thời điểm quân Phát xít Nhật đã tiến đánh xâm lược Trung Quốc.[29] Các phong trào dân tộc nổi lên ở nhiều nơi, trong đó có Trường Số 10 mà ông Tống theo học. Một vài giáo viên có tư tưởng tân tiến tại đây đã dạy các bài hát yêu nước, đọc sách và tạp chí chính trị hay kể về những phong trào của sinh viên yêu nước trên toàn quốc cho học sinh nghe. Tất cả những trải nghiệm này có ảnh hưởng đáng kể đến sự trưởng thành về mặt tư tưởng chính trị sau này của ông Tống.[33]

Năm 1937, khi Kháng chiến chống Nhật diễn ra gay gắt, xung đột giữa Trung Hoa Dân QuốcĐế quốc Nhật Bản leo thang trở thành chiến tranh toàn diện khiến cuộc sống của những người dân thường gặp nhiều xáo trộn, ông Tống buộc phải dừng việc học hành và trở về quê hương.

Năm 1938, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông nội của Lưu Diệc Phi đăng ký ghi danh và được Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhận vào Học viện Kháng chiến Hà Bắc ở tỉnh Hà Bắc (tương đương Đại học bây giờ).[33] Vào thời điểm đó ông chỉ mới 15 tuổi. Cũng vì trẻ hơn hai tuổi so với độ tuổi quy định là 17 tuổi nên ông được Học viện bố trí vào Đội thiếu niên Tiền phong. Năm 1939, ông Tống được bổ nhiệm làm Bí thư Đội nhân dân Kháng chiến chống Nhật cứu quốc Phân khu 8 của tỉnh Hà Bắc. Nhờ trình độ văn hóa cao mà ngoài tham gia chiến đấu thì ông còn được phân công phụ trách tất cả các công việc soạn thảo tài liệu và giảng dạy.[34]

Không chỉ có đóng góp trong Kháng chiến chống Nhật, ông nội của Lưu Diệc Phi còn tham gia vào Quốc - Cộng nội chiến (tranh chấp giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc). Ông có mặt trong Đại quân Lưu Đặng bên phía Đảng Cộng Sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo và trở thành một trong số những cán bộ đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc. Kết thúc chiến tranh, Năm 1960, ông nội của Lưu Diệc Phi đảm nhiệm chức vụ Phó bí thư Đảng ủy của Đại học Y khoa Vũ Hán tại Hán Khẩu (nay là Học viện Y khoa Đồng Tế, thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung) tới Năm 1983 thì ông nghỉ hưu.

Ngày 01/09/2015, Hiệu trưởng Đinh Liệt Vân của Học viện Y Khoa Đồng Tế đã đến thăm hỏi ông Khổng Quân Năm Người nguyên là Phó Bí thư Đảng ủy Học viện Y khoa Vũ Hán, cũng là một cán bộ kỳ cựu trong Kháng chiến chống phát xít Nhật Năm và trao tặng huân chương cao quý "Kỷ niệm 70 Năm Chiến thắng Cuộc Khánh chiến chống Phát xít Nhật xâm lược của nhân dân Trung Hoa".[29]

Bà nội

Bà nội của Lưu Diệc Phi tên khai sinh là An Uẩn Thục (安蕴淑). Bà sinh Năm 1925, mất Năm 2001, hưởng thọ 76 tuổi. Bà là người huyện An Bình, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.[35] Sinh thời, bà theo học tại Học viện Y khoa Đồng Tế (trước đây là Đại học Y khoa Vũ Hán) thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Kỹ thuật Hoa Trung. Cũng giống như chồng mình (ông nội của Lưu Diệc Phi), bà Uẩn Thục tham gia hoạt động Cách mạng từ rất sớm. Cụ thể là vào tháng 03/1940, khi mới là một thiếu nữ 15 tuổi, bà đã trở thành Đảng viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.[36]

Bà nội của Lưu Diệc Phi từng là giáo viên tiểu học và là trợ giảng của Chính quyền khu vực tại khu số 3, huyện An Bình, tỉnh Hà Bắc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, bà được đánh giá là một nhà giáo mẫu mực. Ngoài ra, bà còn từng giữ các chức vụ như Bí thư Quận ủy, Cán bộ Văn phòng Nghiên cứu Chính sách của Huyện ủy trong thời gian này. Tháng 02/1949, bà Uẩn Thục về phía Nam công tác theo lệnh điều động của Chính quyền và được bổ nhiệm làm Đội trưởng Đại đội Cán bộ Phụ nữ. Cũng trong Năm đó, bà trở thành Bí thư Liên đoàn Phụ nữ ở vùng Trấn Nam, tỉnh Hồ Bắc.[37]

Năm 1951, bà gia nhập Liên đoàn Phụ nữ tỉnh Hồ Bắc và đảm đương nhiều chức vụ quan trọng như: Thứ trưởng Bộ nông thôn, Thứ trưởng Bộ Đô thị, Phó chủ nhiệm Văn phòng,... Năm 1958, bà Uẩn Thục được bầu làm Ủy viên Huyện ủy của Đảng bộ huyện Võ Đan và Đại biểu của Đại hội Nhân dân huyện. Năm 1962, bà được thuyên chuyển công tác đến Bệnh viện Số 2 của Đại học Y khoa Vũ Hán (nay là Học viện Y khoa Đồng Tế) và giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật và là Ủy viên Đảng ủy Quân y tại đây. Từ tháng 11/1980 đến tháng 04/1983, bà được thăng chức Bí thư Đảng ủy tại Bệnh viện số 3 của Đại học Y khoa Vũ Hán và sau đó nghỉ hưu.[37][36]

Năm 1991 bà trở thành Ủy viên Ban Cố vấn Đảng và Chính phủ tại Học viện Y khoa Đồng Tế. Bà cũng là Ủy viên Hiệp hội Cựu chiến binh tại Trường đại học Thương mại tỉnh Hồ Bắc. Bên cạnh đó, bà Uẩn Thục còn nhận được sự tín nhiệm cao trong tổ chức, bà được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Người cao tuổi và Chủ tịch Chi hội Người cao tuổi tại Học viện Y khoa Đồng Tế. Ngoài ra, bà đã hai lần được Ủy ban Giáo dục của Đại học tỉnh Hồ Bắc trao tặng danh hiệu Người cao tuổi tiên tiến.[36]

Các bác gái

Ngoài con trai út An Thiếu Khang (cha ruột của Lưu Diệc Phi), thì ông bà còn sinh được ba người con gái (bác của Lưu Diệc Phi).[38][39] Con gái lớn tên Khổng Thiếu Mẫn (孔少敏), là bác sĩ trưởng khoa của Bệnh viện Số 3 thành phố Vũ Hán. Bác cả của Lưu Diệc Phi từng giành được giải thưởng Liên đoàn Phụ nữ thành phố Vũ Hán. Đây là danh hiệu được trao trong ngày 08/03 (Ngày Quốc tế Phụ nữ) cho những nữ công dân ưu tú của Trung Quốc. Chỉ những người phụ nữ có đóng góp xuất sắc cho nền văn minh vật chất và tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa mới được nhận vinh dự này.Con gái thứ hai tên là Khổng Ngạc Sinh (孔鄂生). Bác hai của Lưu Diệc Phi nguyên là Phó giáo sư của Đại học Y khoa Đồng Tế. Con gái thứ ba là An Linh Linh (安玲玲). Bác ba của Lưu Diệc Phi là cán bộ quốc gia và nhiều lần được trao tặng bằng khen trong quá trình công tác và làm việc.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gia đình của Lưu Diệc Phi http://115.156.150.27/Article/ksls/750_3.html http://ent.sina.com.cn/zl/bagua/blog/2014-06-05/16... http://c.wanfangdata.com.cn/LocalChronicle-fz20120... http://chinaplus.cri.cn/news/showbiz/14/20170331/2... http://ltxc.hust.edu.cn/index08/733.jhtml http://xsyj.hust.edu.cn/info/1004/1265_2.htm http://www.tjmu.edu.cn/info/1049/2108.htm http://www.tjmu.edu.cn/xygk/ljld.htm http://elite.youth.cn/ls/tp/201109/t20110926_17340... http://finance.cctv.com/20090619/102501_1.shtml